TỔNG QUAN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

TỔNG QUAN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG hay còn được gọi là TU NGHIỆP SINH có những nét cơ bản sau đây:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TU NGHIỆP SINH (TNS)
Chương trình Tu nghiệp sinh (TNS) là chương trình tiếp nhận nhân lực từ các khối nước đang phát triển sang khối các nước phát triển nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức và tay nghề để sau khi hoàn thành chương trình tu nghiệp sẽ quay trở về nước vận dụng những kiến thức kinh nghiệm đã học hỏi được góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà phát triển. Trong đó, Nhật Bản là một trong những thị thường “nóng” với nhu cầu rất lớn tiếp nhận TNS hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực từ cơ khí đến thực phẩm, dệt may,…đến làm việc tại các nhà máy xí nghiệp khắp cả nước.
Chương trình tu nghiệp sinh mở ra cơ hội lớn cho lao động các nước khi thoả mãn được nhu cầu học hỏi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm tại các nước phát triển với nền công nghệ hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, đồng thời giúp các lao động kiếm được một khoản thu nhập tương đối lớn nhờ vào tiền lương được phía các doanh nghiệp sử dụng lao động chi trả hàng tháng theo mức lương nước sở tại. Ngoài ra thông qua chương trình này còn là cơ hội cho các nước giao lưu trao đổi văn hoá, tri thức và đầu tư quốc tế. Chương trình TNS hướng đến các mục tiêu sau:
      1.  Bằng việc phát huy năng lực, tri thức kỹ năng tích luỹ được trong thời gian ở Nhật, sau khi về nước TNS sẽ góp phần cải thiện nâng cao cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của bản thân và gia đình, cải thiện môi trường làm việc tại các xí nghiệp, doanh nghiệp.
      2.  Bằng việc phát huy kỹ năng quản lý chất lượng, tập quán lao động, ý thức về giá cả, TNS sẽ góp phần cải thiện năng suất chất lượng công việc tại các nhà máy xí nghiệp, doanh nghiệp.
      3.  Bằng việc sử dụng tu nghiệp sinh, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đẩy mạnh    được các mối quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài, quốc tế hoá kinh doanh, góp phần tạo ra môi trường làm việc năng động, quốc tế.
Khái niệm “Tu nghiệp sinh”
TNS là hình thức tu nghiệp tại nước ngoài trong vòng thời gian tối đa 3 năm (hiện nay riêng một số ngành nghề được gia hạn thành 5 năm), TNS sẽ  được học tập và làm việc trực tiếp tại các xí nghiệp, nhà máy để học tập tri thức kỹ thuật và tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng. Có hai hình thức riêng biệt có thể tiếp nhận TNS đó là trực tiếp phía doanh nghiệp đứng ra tuyển chọn và sử dụng, hoặc là thông qua một cơ quan đoàn thể nào đó.
Trong trường hợp là tiếp nhận bởi một cơ quan đoàn thể  thì TNS sau khi đến Nhật, thời gian đầu thông thường là 1 tháng sẽ được học tiếng Nhật và những quy định quy tắc cần biết để có thể làm quen và thích nghi với cuộc sống hàng ngày. Đồng thời trên cơ sở các điều khoản hợp đồng đã ký kết với bên doanh nghiệp sử dụng TNS, bên tiếp nhận và phía doanh nghiệp sẽ cùng nhau vạch ra kế hoạch thực tập làm việc từng tháng và sau năm đầu tiên sẽ tổ chức kỳ sát hạch đánh giá kết quả. Khi TNS vượt qua kỳ sát hạch này sẽ được thay đổi tư cách lưu trú và tiếp tục được phép tu nghiệp cho đến khi hết hạn hợp đồng thông thường là thời 3 hay 5 năm tuỳ nghành nghề.
Trong trường hợp là phía doanh nghiệp trực tiếp tiệp nhận mà không thông qua cơ quan đoàn thể nào thì thời gian đầu cũng tiến hành tổ chức giảng dạy cho TNS nhưng thời gian lưu trú tại Nhật sẽ khác.