Từ mượn trong ngôn ngữ Nhật Bản (gairaigo)

Từ mượn trong ngôn ngữ Nhật Bản (gairaigo)
Từ và các cụm từ mượn của nước ngoài, gọi là gairaigo, đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong tiếng Nhật. Thông thường, từ mượn của Trung Quốc không được coi là gairaigo vì nhiều tới mức không thể đếm được và lại được viết bằng chữ Hán, nên không thể phân biệt được với những từ bản địa. Những từ mượn quan trọng nhất là từ xuất phát từ tiếng Anh và tiếng Pháp.
Từ và các cụm từ mượn của nước ngoài, gọi là gairaigo, đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong tiếng Nhật. Thông thường, từ mượn của Trung Quốc không được coi là gairaigo vì nhiều tới mức không thể đếm được và lại được viết bằng chữ Hán, nên không thể phân biệt được với những từ bản địa. Những từ mượn quan trọng nhất là từ xuất phát từ tiếng Anh và tiếng Pháp.

Từ nước ngoài được đưa vào Nhật Bản cũng với những đồ vật và ý tưởng mới của nền văn hóa nước ngoài. Nhiều từ trong số này, ví như những thuật ngữ kỹ thuật, không có từ tương đương trong tiếng Nhật.
Ngay cả khi người Nhật có câu diễn tả ý tương tự thì trong nhiều trường hợp, người ta vẫn cảm thấy từ mượn hay hơn và tạo uy thế hơn cho ngưòi nói. Tiếng Nhật có từ tomare là “dừng lại” nhưng nay nhiều người nói stoppu (stop). Một từ mượn thường được dùng làm uyển ngữ cho một từ tiếng Nhật, chẳng hạn từ khi chỉ nhà vệ sinh thì nói là toire (xuất phát từ “toilet”).
Ngày nay chính người Nhật cũng gần như không thể nhận ra những từ mượn nước ngoài đầu tiên (nhiều từ là của tiếng Sanskrit, Ainu hoặc Triều Tiên) vì hầu hết được viết bằng chữ Hán chứ không phải bằng hệ katakana là hệ chữ dành để phiên âm tiếng nước ngoài. Nhiều từ du nhập từ lâu trong lịch sử Nhật Bản và thường là những từ liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người Nhật.

Từ mượn trong ngôn ngữ Nhật bản

Những từ mượn của Nhật bản xuất phát nhiều từ tiếng Anh hay tiếng Pháp.
Sau khi người Bồ Đào Nha tới Nhật vào năm 1543, các thuật ngữ thương mại và nhà thờ được mượn từ tiếng Bồ Đào Nha. Người Tây Ban Nha cũng tới Nhật cùng thời kỳ với người Bồ Đào Nha nhưng số lượng từ Tây Ban Nha trong tiếng Nhật không nhiều. Người Hà Lan tới Nhật năm 1600 nên trong ngôn ngữ Nhật cũng có nhiều tiếng Hà Lan.
Cuối thời kỳ Edo (1603-1868), các từ tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga bắt đầu xuất hiện. Hiện nay, số từ mượn của tiếng Anh nhiều hơn tất cả các thứ tiếng khác. Trong số vô vàn các từ mượn tiếng Anh, có thể dẫn ra vài ví dụ: sutoraiki – đình công (xuất phát từ “labor strike”), depato – cửa hàng bách hóa (department store), kare raisu – cơm ca-ri (curried rice). Tiếng Pháp được dùng nhiều trong thời trang, nấu ăn, các vấn đề đối ngoại, và chính trị. Tiếng Nga thì bổ sung cho các từ về thực phẩm và những thứ đặc trưng của người Nga.
Sau khi Nhật Bản chấm dứt bế quan tòa cảng và mở cửa lại với nước ngoài vào nửa sau thế kỷ 19, nhiều từ tiếng Đức bắt đầu xâm nhập, chủ yếu là về y tế, khoa học nhân văn, cùng các thuật ngữ về leo núi và trượt tuyết. Tiếng Italia bắt đầu được sử dụng vào đầu thời kỳ Minh Trị (1868-1912), nhất là trong âm nhạc và món ăn.